Giáo án Sử 9 bài 15 Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919- 1925 )

 

Tiết 16. Bài 15

Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919- 1925 )

A. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

-Biết được Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô Viết đầu tiên, phong trào cách mạng thế giới đó ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt nam.

Giáo án Sử 9 bài 15 Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919- 1925 )

-Trình bày được nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ công khai trong những năm 1915-1925.

-Trình bày được phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1919 - 1925, qua đó thấy được sự phát triển của phong trào.

2. Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

2.1. Năng lực

* Năng lực đặc thù

- Tìm hiểu lịch sử : Học sinh biết khai thác và sử dụng tài liệu về Cách mạng tháng Mười Nga 1917, phong trào cách mạng thế giới đó ảnh hưởng thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt nam trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Học sinh trình bày được nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ công khai trong những năm 1915-1925 và phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1919 - 1925, qua đó thấy được sự phát triển của phong trào.

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Sử dụng kiến thức lịch sử để bồi dưỡng cho học sinh  lòng yêu nước, kính yêu, biết ơn các bậc tiền bối cách mạng.

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động, tích cực nghiên cứu tư liệu về Cách mạng tháng Mười Nga 1917; những nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ công khai trong những năm 1915-1925; phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1919 - 1925, qua đó thấy được sự phát triển của phong trào.

Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập, biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp với nội dung bài học. Tích cực hợp tác trao đổi, thảo luận.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ để xác định vị trí của xưởng đóng tàu Ba Son. Biết lng nghe và phản hồi khi trao đổi nhóm. Hiểu được nhiệm vụ của bản thân tham gia nhóm học tập, biết nhận xét được ưu khuyết điểm của bản thân, của các thành viên trong nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh biết phân tích, tóm tắt những thông tin của bài học  từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Biết lập kế hoạch bài học của bản thân. Biết đặt ra các câu hỏi liên quan đến Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, các phong trào Cách mạng trên thế giới và sự ảnh hưởng của nó đến Cách mạng Việt Nam.

2.2 Phẩm chất

- Nhân ái: Học sinh biết tôn trọng biết ơn các bậc tiền bối cách mạng.

- Chăm chỉ: Các em thích đọc sách, báo, các tư liệu lịch sử tìm hiểu về Cách mạng tháng 10 Nga, Cách mạng Việt Nam để mở rộng kiến thức, có ý thức học tập môn học.

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do của dân tộc.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy học(Word và PowerPoint), tranh ảnh có liên quan đến bài học, phiếu học tập, máy chiếu.

2. Học sinh: Tìm hiểu thông tin bài học trong Sách giáo khoa và trên các phương tiện thông tin đại chúng

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu hoạt động:

+ Tạo tình huống học tập nhằm gợi hứng thú cho học sinh tìm hiểu bài mới

+ Học sinh có kĩ năng: tìm hiểu, phân tích sự kiện lịch sử

+ Năng lực: thuyết trình

* Thời gian: 5 phút

* Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Hợp tác

* Dự kiến sản phẩm:

- Tiểu phẩm về các giai cấp, tầng lớp xã hội của Việt Nam trong những năm 1919- 1925

* Cách thức tiến hành:

+Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu 3 học sinh lên đóng vai ba nhân vật: Tư sản; Tiểu tư sản; Công nhân

+Bước 2: Học sinh thực hiện hoạt động.

+Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả chuẩn bị. Học sinh khác nhận xét

+Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức

GV giới thiệu bài mới: Để giúp các bạn hiểu rõ được phong trào đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp trên, thầy trò chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay

Tiết 16. Bài 15

Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919- 1925 )

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: I. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào CM thế giới.

a, Mục tiêu: Học sinh trình bày và phân tích được sự ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào CM thế giới đối với Cách mạng Việt Nam (1919- 1925)

b, Thời gian: 7 phút

c, Dự kiến phương pháp, kĩ thuật: Dạy học trực quan; nhóm

d, Dự kiến sản phẩm:

- Với tác động của cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng lan rộng khắp thế giới:

+ 3/1919 Quốc tế cộng sản ra đời.

+ 12/1920 Đảng cộng sản Pháp ra đời

+ 7/1921 Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời.

-> ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam.

e, Cách thức tiến hành:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NHÓM:………

 

?1 Dựa thông tin SGK mục I trang 59, tư liệu … hoàn thành bảng sau:

 

 

Mốc lịch Sử

Sự kiện lịch Sử trên thế giới

Quốc gia/ lãnh thổ

10/1917

…………………………..

……………….

…………..

Quốc tế cộng sản 3 ra đời

………………..

12/1920

………………………………

Pháp

……………

Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời

…………………..

? Nhận xét về ảnh hưởng của những sự kiện trên?

......................................................................................................................................

?2 Tại sao sự kiện lịch sử trên là yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến phong trào cách mạng Việt Nam

Trả lời: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

- Bước 2: Học sinh thực hiện hoạt động:

+ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau  khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- Bước 3: Học sinh báo cáo sản phẩm, các nhóm học sinh khác nhận xét

- Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Bước 5: Mở rộng:

+ Tháng 7/ 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc của Lê- nin. Người tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam

+ Tháng 12/ 1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.Từ một nhà yêu nước, Nguyễn Ái Quốc trở thành một chiến sỹ cộng sản quốc tế vô sản.

+ Ngày 01/ 07/ 1921, ĐCS Trung Quốc được thành lập, tạo điều kiện thuận thợi để truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin vào Việt Nam. Chính vì vậy mà cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu(Trung Quốc) và sáng lập ra hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. 

2. Hoạt động 2: II. Phong trào dân tộc dân chủ công khai ( 1919- 1925 )

                            III. Phong trào công nhân (1919 -1925)

a, Mục tiêu: Học sinh trình bày, phân tích, đánh giá được sự ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào CM thế giới tới Cách mạng Việt Nam. Lý giải được vì sao phong trào Dân tộc dân chủ công khai lại phát triển sau chiến tranh. Phong trào Công nhân có bước phát triển mới: Từ đấu tranh tự phát sang tự giác

b, Thời gian: 25 phút

c, Dự kiến phương pháp, kĩ thuật:

+ Phương pháp: Dạy học trực quan, hợp tác

+ Kỹ thuật: góc ( phòng tranh)

d, Dự kiến sản phẩm:

          II. Phong trào dân tộc dân chủ công khai ( 1919- 1925 )

 

 

1.Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc

2.Phong trào đấu tranh của các tầng lớp Tiểu tư sản

Mục tiêu

-Đòi quyền lợi về kinh tế. Bênh vực quyền lợi cho giai cấp mình

- Chống cường quyền áp bức, đòi tự do dân chủ

Các phong trào

- Đòi chấn hưng nội hoá - bài trừ ngoại hoá (1919), chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ(1923). Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Trong đấu tranh họ đã thành lập đảng lập hiến (1923 )

-Tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt,…với nhiều hình thức đấu tranh như xuất bản những báo tiến bộ, tổ chức ám sát những tên trùm thực dân (tiếng bom Sa Điện)

- Phong trào đòi thả Phan Bội Châu (1925)

- Phong trào để tang Phan Chu Trinh ( 1926)

Tính chất

-Cải lương

-Yêu nước dân chủ

Tích cực

- Chống sự cạnh tranh, chèn ép của nước ngoài

- Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân tộc, dân chủ, tư tưởng cách mạng mới trong nhân dân.

Hạn chế

Dễ thỏa hiệp, phục vụ quyền lợi giai cấp(Yếu về kinh tế, bạc nhược về chính trị)

- Chưa tổ chức được chính đảng, đấu tranh tự phát

à Phong trào đấu tranh dân chủ phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, hình thức phong phú, sôi nổi.

III. Phong trào công nhân (1919 -1925)

1. Bối cảnh:

- Thế giới: Ảnh hưởng của phong trào thuỷ thủ Pháp và Trung Quốc.

- Trong nước:

+ Phong trào đấu tranh còn lẻ tẻ tự phát nhưng ý thức giai cấp cao hơn.

+ Năm 1920 Công hội bí mật ra đời.

2- Diễn biến:

- Năm 1922: Công nhân Bắc kỳ đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật.

- Năm 1924: Nhiều cuộc bãi công nổ ra ở Hà Nội, Nam Định, Hải Dương .

- Tháng 8/1925 cuộc bãi công của công nhân Ba Son. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân VN từ đấu tranh  “Tự phát” sang “Tự giác”.

e, Cách thức tiến hành:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Trò chơi: Tìm ẩn số bí mật

Luật chơi: Có 3 đội chơi

-          Mỗi đội cử ra một bạn lên bốc thăm chọn vị trí xuất phát

-          Khi đã nhận được vị trí xuất phát của đội mình thì cả đội khẩn trương về vị trí.

-          Một bạn trong đội chọn một phong bì chứa ẩn số bí mật, bóc ra, sau đó đọc yêu cầu của ẩn số rồi cả đội thực hiện yêu cầu của ẩn số đó.

-          Thời gian thực hiện mỗi ẩn số là thời gian của một bản nhạc.

-          Khi bản nhạc kết thúc thì các đội di chuyển theo chiều kim đồng hồ về vị trí mới( 1 sang 2; 2 sang 3; 3 sang 1) rồi tiếp tục thực hiện nhiệm vụ mới cũng trong thời gian một bản nhạc. Trò chơi tiếp tục đến khi tất cả các đội đều giải được 3 ẩn số.

-          Lưu ý: Sau khi kết thúc 3 ẩn số các đội có 3 phút để hiệu chỉnh và phân công thành viên lên báo cáo

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

NHÓM:………

-                     Ẩn số 1: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc.

-                                          Nghiên cứu thông tin SGK + Tranh, ảnh liên quan rồi thực hiện các nhiệm vụ sau:

-                     Nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập:

Mục tiêu

………………………………………………………………

Các phong trào

……………………………………………………………………

Tính chất

……………………………………………………………………

Tích cực

……………………………………………………………………

Hạn chế

……………………………………………………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

NHÓM:………

-         Ẩn 2: Phong trào đấu tranh của các tầng lớp tiểu tư sản.

-                  Nghiên cứu thông tin SGK + Tranh, ảnh liên quan rồi thực hiện các nhiệm vụ sau:

-          Nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập:

Mục tiêu

………………………………………………………………

Các phong trào

……………………………………………………………………

Tính chất

……………………………………………………………………

Tích cực

……………………………………………………………………

Hạn chế

……………………………………………………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

NHÓM:………

-         Ẩn 3: Phong trào công nhân.

-                  Nghiên cứu thông tin SGK + Tranh, ảnh liên quan rồi thực hiện các nhiệm vụ sau:

-         Nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập:

 

Bối cảnh

              Diễn biến

Cuộc bãi công tiêu biểu. Điểm mới của cuộc bãi công

- Thế giới:

- Trong nước:

 

 

- Bước 2: Học sinh thực hiện hoạt động:

+ HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau  khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- Bước 3: Học sinh báo cáo sản phẩm, các nhóm học sinh khác nhận xét

+Các nhóm hoàn thiện nội dung phiếu học tập

+ Gọi đại diện trình bày, nhận xét

- Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Bước 5: Mở rộng:

* Phong trào dân tộc dân chủ công khai ( 1919- 1925 ):

- Phan Bội Châu là một chí sỹ yêu nước, thương nòi, nhiều năm bôn ba hoạt động ở Nhật Bản và Trung Quốc để tìm cách cứu nước nhưng thất bại. Khi Cách mạng tháng 10 Nga thắn lợi đã ảnh hưởng tới cụ. Cụ muốn gửi người sang Nga để học tập

- Tháng 6/ 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải và chúng bí mật đưa cụ về giam lỏng tại nhà giam Hỏa Lò và định kết án tử hình

- Một phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau buộc Thực dân Pháp phải xử công khai, từ tử hình xuống chung thân rồi tha bổng và giam lỏng ở Huế.

*Phong trào công nhân (1919 -1925): Tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy Ba Son

- Cuộc đấu tranh dễn ra ngày 04/08/1925

- Mục đích: Giữ lại chiếc tàu Mi-sơ-lê được đưa đến sửa chữa ở xưởng Ba Son, không cho Thực dân Pháp chở lính sang đàn áp Cách mạng Trung Quốc.

- Yêu sách đưa ra: Đòi tăng 20% lương, đòi thợ bị đuổi trở lại làm việc, giữ lệ nghỉ trước nửa giờ vào ngày phát lương

- Kết quả: Cuộc bãi công kéo dài 8 ngày. Pháp phải tăng 10% lương, trả lương các ngày chủ nhật, ngày nghỉ bãi công. Khi tàu Mi-sơ-lê lên đường thì cuộc đấu tranh của công nhân và thủy thủ bên Trung Quốc đã thắng lợi

Như vậy Cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã có một bước phát triển mới: Có tổ chức, có mục đích chính trị rõ ràng, có tính đoàn kết quốc tế

III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a,  Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919- 1925 )

b,Thời gian: 5 phút

c, Dự kiến phương pháp, kĩ thuật: Hợp tác

+ Phương pháp: Dạy học hợp tác

+ Kỹ thuật: Hoạt động nhóm

d, Dự kiến sản phẩm:  Mục tiêu đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp

- Giai cấp Tư sản dân tộc: Đấu tranh đòi hỏi quyền lợi về kinh tế, chống chèn ép của Tư bản Pháp

- Tầng lớp Tiểu tư sản trí thức: Chống cường quyền áp bức, đòi tự do dân chủ

- Giai cấp Công nhân: Đòi tăng lương, giảm giờ làm, đoàn kết đấu tranh quốc tế.

e, Cách thức tiến hành:

+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu các nhóm cử đại diện đóng vai: Qua bài học hôm nay, các nhóm cử ra một bạn đóng vai như sau:

-         Nhóm 1: Đóng vai đại diện cho giai cấp Tư sản

-         Nhóm 2: Đóng vai đại diện cho tầng lớp Tiểu tư sản trí thức

-         Nhóm 3: Đóng vai đại diện cho giai cấp Công nhân

? Yêu cầu: Nêu mục tiêu đấu tranh của giai cấp mình

+ Bước 2: Học sinh thực hiện hoạt động

+ Bước 3: Học sinh báo cáo sản phẩm, các nhóm học sinh khác nhận xét.

+ Bước 4: GV nhận xét chốt kết quả làm việc của hoạt động.

IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a,Mục tiêu:  Học sinh vận dụng kiến thức đã học về Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919- 1925 ) để rút ra những bài học kinh nghiệm về vai trò của mỗi người đối với đất nước hiện nay.

b, Thời gian: 3 phút

c, Dự kiến phương pháp, kĩ thuật: Làm việc cá nhân, kĩ thuật động não

d, Dự kiến sản phẩm

- Ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước. Tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do của dan tộc.

- Tôn trọng, biết ơn các bậc tiền bối cách mạng

e, Cách thức tiến hành:

- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới: Sau khi học xong Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919- 1925 ) bản thân em rút ra bài học kinh nghiệm gì về vai trò của mỗi người đối với đất nước hiện nay?

-Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện yêu cầu.  GV theo dõi, hỗ trợ HS.

-Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

           Học sinh  trình bày. Hs khác nhận xét

-Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

* Về nhà:

- Tìm đọc sách “ LSVN tập 2”, Giai cấp công nhân VN

Học kĩ nội dung bài

-Chuẩn bị

+ Bài 16: Những hoạt động của NAQ  ở nước ngoài từ 1919- 1925.

+  Đọc kĩ nội dung sgk và trả lời các câu hỏi.

+ Ôn tập toàn bộ kiến thức từ đấu năm học, chuẩn bị kiểm tra học kì I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đăng nhận xét

THÊM BÌNH LUẬN HOẶC Ý KIẾN CỦA BẠN (0)